Quần đảo Hoàng Sa – Nhìn từ Đà Nẵng
Từ đường Phạm Văn Đồng – một trong những con đường lớn của TP Đà Nẵng hướng ra phía biển, xe chúng tôi bon bon đến một con đường khá rộng, khang trang với nhiều cây cảnh đô thị, nhà hàng, khách sạn…chạy song song cùng với bãi biển đó là đường Hoàng Sa. Đường Hoàng Sa dài 15,51 km bắt đầu từ ngã ba đường Võ Văn Kiệt, đường Trường Sa đến Bãi Bắc thuộc bán đảo Sơn Trà. Người đồng nghiệp chân tình, chẳng nề hà dưới trời nắng gắt đưa chúng tôi đến Bảo tàng TP, vào các cửa hàng sách báo, thư viện để chúng tôi tra cứu, tìm kiếm những thông tin về huyện đảo Hoàng Sa.
Thông tin mà chúng tôi tra cứu được, điều khẳng định đầu tiên đó là: Nhà nước Việt
Trở lại lịch sử, từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX, một tổ chức của Nhà nước Việt Nam- Đội Hoàng Sa, là bằng chứng hùng hồn về sự xác lập và thực thi chủ quyền đối với Hoàng Sa. Đội Hoàng Sa ra đời ở cửa biển Sa Kỳ và Cù Lao Ré thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Đội Hoàng Sa có nhiệm vụ thu lượm các sản vật từ các tàu đắm, các hải sản quý từ vùng biển quần đảo Hoàng Sa. Về sau Đội còn đảm trách việc xem xét, đo đạc thủy trình vùng quần đảo Hoàng Sa. Tại xã An Vĩnh, nay thuộc thôn An Vĩnh, xã Tự Kỳ còn di tích một ngôi miếu ở cạnh cửa biển Sa Kỳ là ngôi miếu Hoàng Sa vốn thờ bộ xương đầu của con cá voi, (tương truyền do binh Đội Hoàng Sa đưa từ Hoàng Sa về) và thờ lính Hoàng Sa. Ngôi miếu này bị phá hủy trong thời kỳ chiến tranh và bộ xương cá voi – thần linh ở miếu này, được chuyển sang thờ tại lăng Thánh, ngay cạnh ngôi miếu xưa.
Tại huyện đảo Lý Sơn, vẫn còn Âm Linh Tự, tức miếu Hoàng Sa, ở thôn Tây, xã Lý Vĩnh, tức phường An Vĩnh xưa và Âm Linh Tự ngoài trời ở xã Lý Hải, tức phường An Hải xưa. Đến ngày nay tại các nhà thờ tộc họ, các đình làng ở xã An Vĩnh và cả làng An Hải (cả đất liền lẫn ngoài đảo Cù Lao Ré) vẫn còn tục tế đình và làm lễ khao quân tế sống để tiễn lính Đội Hoàng Sa lên đường làm nhiệm vụ vào ngày 20-2 âm lịch hàng năm. Ngày nay tại các nhà thờ tộc họ có người đi lính Hoàng Sa đều có tổ chức tục lễ như thế và hiện tại gia đình các tộc họ cũng còn giữ bài văn khao lề thế lính Hoàng Sa, gồm một nửa chữ Hán, một nửa chữ Nôm.
Trong thời gian từ năm 1771 đến năm 1801, gần như lúc nào cũng có chiến tranh, trên đất liền cũng như ngoài Biển Đông, từng khu vực có lực lượng hoặc do chúa Nguyễn, chúa Trịnh hoặc quân Tây Sơn làm chủ. Với tư cách đại diện cho Việt Nam về đối ngoại theo Hiệp ước Patenôtre năm 1884, chính quyền thuộc địa Pháp đã có những hành động cụ thể để củng cố, khẳng định và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tháng 6-1938, một đơn vị lính bảo an Việt Nam được phái ra đồn trú tại quần đảo Hoàng Sa. Một bia chủ quyền được dựng trên đảo Hoàng Sa, với dòng chữ: “République Francaise – Royaume dAnnam – Archipels des Paracels 1816 – Ile de Pattle 1938”. Việc Pháp thua trận ở Điện Biên Phủ và ký Hiệp định Genève 20-7-1954, buộc quân Pháp phải rút lui khỏi Việt
Ngày 17-1 đến ngày 20-1-1974, trong lúc đất nước ta đang có chiến tranh, Trung Quốc đã cho quân đánh và chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt
Ngày 2-7-1976, sau khi đất nước thống nhất, nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hoàn toàn có nghĩa vụ, quyền hạn tiếp tục quản lý và bảo vệ chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 04-02-1982, Chính phủ Việt
Ngày nay, trên mảnh đất Hoàng Sa thiêng liêng này, hằng ngày vẫn có ngư dân các tỉnh miền Trung ra đánh bắt, khai thác hải sản. Những con tàu mang Quốc kỳ Việt
Nguồn: Báo Phú Thọ điện tử
Bài viết trên đây, Mp3 Mystic đã gửi đến bạn đọc thông tin về “Quần đảo Hoàng Sa – Nhìn từ Đà Nẵng❤️️”. Hy vọng qua bài viết “Quần đảo Hoàng Sa – Nhìn từ Đà Nẵng” sẽ giúp các bạn đọc có thêm nhiều thông tin về “Quần đảo Hoàng Sa – Nhìn từ Đà Nẵng [ ❤️️❤️️ ]”.
Bài viết “Quần đảo Hoàng Sa – Nhìn từ Đà Nẵng” được đăng bởi vào ngày 2022-06-20 18:37:44. Cảm ơn bạn đã đọc bài tại www.mp3mystic.com